Kinh nghiệm du lịch Bắc Ninh

Bắc Ninh một mảnh đất cổ lâu đời với nhiếu nét truyền thông văn hóa đặc sắc. Nói đến Bắc Ninh người ta nhớ ngay tới Quan Họ, làn điệu dân ca đã đi sâu trong tâm thức bao nhiều con đất Việt. Nhưng mảnh đất Bắc Ninh còn nhiều cảnh đẹp và điểm du lịch hấp dẫn khác. Trong đó có thể kể ra như: thắng cảnh Đền Đô (nơi thờ các vị vua Lý), Chùa Dâu, chùa Bút Tháp, các làng nghề truyền thống như: Gốm Phù Lãng, làng tranh Đông Hồ, làng nghề Đúc Đồng Đại Bái.


Du lịch Bắc Ninh khi nào

Từ Hà Nội đi Bắc Ninh khoảng 31km, đến Từ Sơn khoảng 20km, Hà Nội đi làng Đông Hồ hay chùa Dâu ở Thuận Thành khoảng 30km. Do đó thời gian đi thăm quan Bắc Ninh khoảng 1 ngày đến 2 ngày. Du lịch ở Bắc Ninh không phụ thuộc vào thời điểm nào trong năm, bạn có thể đi bất cứ lúc nào, vào mùa lễ hội đầu xuân thì lại càng đẹp. Lễ hội nổi tiếng phải kể đến đó là lễ hộ Lim từ 13 – 15 tháng giêng.

Nên đi như thế nào?

Bạn nên phân ra khu vực rồi lựa chọn tuyến du lịch phù hợp với sở thích và thời gian. Vì các điểm du lịch ở Bắc Ninh nằm rải rác ở khắp các huyện xã, do đó bạn không thể đi hết trong 1 ngày, để đi hết các điểm đã kể ở trên bạn phải đi cỡ 2 đến 3 ngày. Một số tuyến đi bạn có thể tham khảo qua như sau:
  • Tuyến 1: làng Tranh Đông Hồ, chùa Bút Tháp, chùa Dâu, thành cổ Luy Lâu, các vườn hoa Cải (nếu đi vào mùa Hoa Cải thì rất đẹp)
  • Tuyến 2: Đền Đô, thành phố Bắc Ninh, đền Bà Chúa Kho, Hội Lim, chợ vải Ninh Hiệp
  • Tuyến 3: làng gốm Phù Lãng
Các tuyến này bạn đi trong 1 ngày, nếu đi hơn thì kết hợp lại thành 2 hay 3 ngày.

Đi Bắc Ninh bằng phương tiện gì

Có nhiều cách đi tới Bắc Ninh, đơn giản nhất là đi xe máy hoặc xe buýt, hoặc xe khách từ các bến xe ở Hà Nội. Nếu đi xe ô tô bạn nên kết hợp đi xe khách và xe bus, lượt đi xác định điểm đến rồi đi, các điểm liên quan còn lại có thể đi xe bus hoặc xe ôm.

Xe buýt đi Bắc Ninh

Với các tuyến đi thành phố Bắc Ninh, Đền Đô  (tuyến 2), bạn có thể đi xe bus số 54 điểm đầu từ điểm trung chuyển Long Biên đi thành phố Bắc Ninh, sẽ qua Đình Bảng (Đền Đô), Lim…Hoặc xe 203 đi Bắc Giang, xuất phát từ bến xe Lương Yên (cũng có thể bắt xe khách từ bến xe này đi Bắc Ninh, Bắc Giang).
Đi tuyến 1 (Chùa Dâu, làng tranh Đông Hồ), bạn có thể bắt xe 204 xuất phát từ bến xe Lương Yên đi Thuận Thành.
Với tuyến số 3 đi Phù Lãng thì bạn nên đi xe máy cho tiện, đi xe khách cũng được, những đi xe ôm vào Phù Lãng khá xa.
Lộ trình chi tiết Các tuyến xe buýt chạy nội tỉnh Bắc Ninh
Xe buýt Hà Nội tuyến số 10: Long Biên – Từ Sơn
Long Biên – Yên Phụ – Điểm trung chuyển Long Biên – Trần Nhật Duật – Cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Văn Linh – Đường dẫn cầu vượt Thanh Trì – Quốc lộ 1B – Km151 – Cầu Phù Đổng – Đường 179 – Quốc lộ 1A – Trần Phú (Từ Sơn) – Minh Khai (Từ Sơn) – Cổng bệnh viện đa khoa Từ Sơn

Xe buýt Hà Nội tuyến số 54: Long Biên – Bắc Ninh
Long Biên (Yên Phụ – Khoang 1) – Yên Phụ – Điểm trung chuyển Long Biên – Trần Nhật Duật – Cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Ngô Gia Tự – Cầu Đuống – Hà Huy Tập – Quốc lộ 1A – Dốc Lã – Đình Bảng – Từ Sơn – Đồng Nguyên – Viềng – Tương Giang – Nội Duệ – Lim – Ó – Võ Cường – Hòa Đình – Nguyễn Văn Cừ (Bắc Ninh) – Ngô Gia Tự (Bắc Ninh) – Suối Hoa – Đường Kinh Dương Vương – Thành phố Bắc Ninh

Xe buýt Hà Nội tuyến số 204: Hà Nội – Thuận Thành (Bắc Ninh)
BX Lương Yên – Nguyễn Khoái (dốc Minh Khai)- Trần Khánh Dư – Trần Quang Khải – Cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Nguyễn Văn Linh – Quốc Lộ 5 – Ngã 4 Phú Thị – Đường 181 – Phố Sủi – Keo – Kim Sơn – Chùa Keo – Phố Toàn Thắng(KCN Hapro) – Đức Hiệp – Xuân Lâm – Hà Mãn – Chùa Dâu – Thanh Hoài (Thanh Khương) – Tám Á(Gia Đông) – Phố Khám(Gia Đông) – Thị trấn Hồ(Thuận Thành)
Xe Khách
Bến xe Hải Tân – Bến xe Bắc Ninh, Bắc Ninh (Xe buýt Hải Dương tuyến số 217)
Bến xe Hải Tân – Các đường: Lê Thanh Nghị – Ngã tư Máy sứ – Nguyễn Lương Bằng – Quốc lộ 5 – Ngã ba Quán Gỏi – Quốc lộ 38 – Ngã tư Đông Côi – Bến xe Bắc Ninh

Bến xe Sao Đỏ – Bến xe Bắc Ninh, Bắc Ninh (Xe buýt Hải Dương đi Bắc Ninh)
Bến xe Sao Đỏ – Quốc lộ 18 – TP Bắc Ninh – Bến xe Bắc Ninh

Những điểm Du lịch tại Bắc Ninh

Như đã nói ở trên, các điểm đáng tham quan nhất các bạn nên đi đó là:

Đền Đô

Một ngôi đền cổ lâu đời, được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn, đến nay đa số các hạng mục công trình đã được khôi phục và xây mới lại. Đây là nơi thờ tám vị vua nhà Lý, có thể nói đây chính là nơi hội tụ của những con mang họ Lý. Đền tọa lạc tại làng Đình Bảng, Tiên Sơn, Bắc Ninh, đây cũng là làng có làng nghề làm bánh Phu Thê truyền thống.
Tại Đền Đô, lễ hội Đền Đô được tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm, đúng ngày Lý Công Uẩn đăng quang (15- 3 năm canh Tuất, 1010). Lễ hội đền Đô là một lễ hội truyền thống có từ lâu đời, là nơi để những người con Đất Việt hướng về cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ những vị vua Lý anh minh, đã có công xây dựng đất nước Việt.
Tới Đền Đô bạn cũng nên ghé thăm Đình làng Đình Bảng, đây cũng là một ngôi đền cổ, có nét kiến trúc độc đáo.

Hội Lim

Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.
Hội Lim được tổ chức hàng năm từ ngày 13 đến 15 tháng giêng âm lịch. Địa điểm chính nằm trên một quả đồi ở thị trấn Lim. Hội Lim có 2 phần, phần lễ và phần hội. Từ ngày 12 đến 15 tháng Giêng, các làng thuộc xã Nội Duệ, Liên Bão, thị trấn Lim, mở cửa đình, đền, chùa tế lễ dâng hương theo nghi thức truyền thống. Sáng ngày 13 tháng Giêng, 4 làng thuộc xã Nội Duệ tập trung tại đình thôn Đình Cả, tổ chức đoàn rước về lăng Quận công Nguyễn Đình Diễn trên đồi Lim, sau đó dâng hương tại chùa Hồng Ân và các đình, đền, chùa khác ở Nội Duệ và thị trấn Lim. Phần tổ chức rước kiệu diễn ra khá hoành tráng và độc đáo, nếu đi Hội Lim bạn nên tham gia cùng đoàn rước, diễn ra vào sáng sớm ngày 13. Phần Hội diễn ra tại đồi Lim, có nhiều hoạt động vui chơi truyền thống như: đánh đu, bịt mắt bắt dê, hát dân ca Quan Họ, đập niêu v.v.v

Làng Tranh Đông Hồ

Làng tranh Đông Hồ là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội khoảng 35 km. Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới.
Đến với làng tranh Đông Hồ bạn sẽ được tìm hiểu về qui trình sản xuất tranh, hiện nay chỉ còn lại 2 nhà còn lưu giữ và sản xuất tranh. Các hộ gia đình còn lại thường làm Vàng Mã, xuất đi các tỉnh thành ở miền Bắc.

Làng Gốm Phù Lãng

Làng Phù Lãng (thuộc xã Phù Lãng), nằm ở phía đông huyện Quế Võ, cách huyện lỵ khoảng 10 km và cách sông Lục Đầu khoảng 4 km. Phù Lãng nằm bên bờ sông Cầu và có nhiều bến đò ngang suốt ngày chở khách qua lại. Phù Lãng còn có nhiều ngọn núi đẹp, tạo nên cảnh sơn thuỷ hữu tình ít có trên đất Bắc Ninh
Nguyên liệu để tạo ra sản phẩm của nghề gốm Phù Lãng là đất sét có màu hồng nhạt, mua ở làng Thống Vát, Cung Kiệm (xã Việt Thống). Sau khi mua, đất được trở về Phù Lãng bằng thuyền lớn. Qua nhiều công đọan, đất sét được luyện dẻo mịn rồi tạo hình trên bàn xoay bằng tay của người thợ thủ công.
Sản phẩm chính của nghề gốm Phù Lãng là chum vại, chậu nồi, ấm đất, chậu sành, tiểu sảnh. Khác với gốm Thổ Hà, gốm Phù lãng được phủ một lớp men có hoa văn màu da lươn trông vừa thanh nhã vừa bền đẹp.
Tới Phù Lãng bạn đừng ngại đi lòng vòng vào các làng, bởi trong làng bạn mới có thể tận mắt nhìn thấy những lò Gốm và tìm hiểu cách làm Gốm ở đây. Nếu bạn thích nhiếp ảnh thì sẽ có khá nhiều góc máy để sáng tác.

Phượt Bụi Bắc Ninh

Đi xe máy thăm mảnh đất quê hương Quan Họ thì quá tuyệt, đường đi không khó, và quan trọng là có thể kết hợp đi thăm nhiều điểm du lịch. Với xe máy bạn có thể kết hợp cả tuyến 2 với 3 hoặc tuyến 1 với 3. Thời gian vẫn là đi trong 1 ngày.
Đi xe máy thì sẽ chủ động trong việc đi lại và dừng nghỉ. Một số điểm thăm quan trong làng thì việc đi ô tô sẽ khó khăn và mất thời gian lòng vòng trong làng, nhưng đi xe máy sẽ rất tiện lợi.
Ăn uống tại Bắc Ninh
Danh sách Nha Hàng- Cà Phê
- Ăn Chim trời, ở chỗ đối diện Cổng Tiền (đoạn gần bến xe)

- Ăn đêm thì có dãy quán trên đường Tiền An gần bến xe.

-Chân gà nướng thì ra cầu cạn NIỀM XÁ

-Thịt chó thì đến dốc ĐẶNG

-Rượu ốc thì vườn hoa NGÂN HÀNG

-Ăn sáng thì lên Bách hoá.

-uống bia thì buổi tối lên đoạn gần chân dốc Suối Hoa, bên tay phải.

-ốc & chân gà thì Cầu cạn chỗ đường vào Liềm.

-ăn tối thì có Bánh mỳ Cổng ô, bánh bao Bách hoá. mà tốt nhất là lên Ngã tư tốn tiền trên Thị Cầu, đủ thứ cho 1 buổi tối thích ăn hàng luôn.

- Cháo cá cực nổi tiếng trong Vệ An (gần đoạn Cầu Gỗ)mà cũng khá rẻ

- Thịt chó nếu sợ xa không lên Dốc Đặng thì ăn ngay Ninh Xá cũng có quán ngon.

-Thích uống sinh tố thì vào Mùa Hạ Vàng trên Tiền An.

-Cafe thì có Trung Nguyên đoạn Khu đất mới còn tạm được.

-uống trà thì có Trà Cung Đình,à mà ở đấy Cafe cũng ngon.

- gần Mùa hạ vàng có quán Bò bít tết cũng ngon đấy 

- bánh cuốn thì ra Cổng Ô

- Lên tầng 8 của Thanh Tùng, có quán cafe ngắm toàn cảnh thành phố Bắc Ninh.
Khách sạn tại Bắc Ninh
(Mã vùng:84-241)
Khách sạn Phoenix Bắc Ninh 
Địa chỉ: Phúc Sơn, phường Vũ Ninh, Tp. Bắc Ninh
Điện thoại: 3871 111/ 3871 222 Fax: 3871 555
Khách sạn Ga Thị Cầu
Địa chỉ: Khu 6, phường Thị Cầu, Tp. Bắc Ninh
Điện thoại: 3825 372
Khách sạn Hoa Tuấn
Địa chỉ: 310B Hòa Đình, Tp. Bắc Ninh
Điện thoại: 3828 266
Khách sạn Thanh Thanh
Địa chỉ: 39-41 dốc Suối Hoa, phường Thị Cầu, Tp. Bắc Ninh
Điện thoại: 3821 165

Về ăn uống trên đường đi

Vì hành trình đi một ngày nên các bạn chủ động ăn uống, vì các điểm du lịch đều gần trung tâm thị trấn nên việc lựa chọn quán ăn khá dễ dàng.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Recent Posts