Điểm du lịch Buôn Ma Thuột lễ 30-4: Sông Serepok

Sêrêpôk (hay Srêpôk), tên gọi trong tiếng Campuchia là Tongle Xrepok, là dòng sông lớn nhất trong hệ thống sông ngòi ở Đắk Lắk. Đây là một phụ lưu quan trọng của sông Mekong. Đoạn chảy trên địa phận Đăk Lăk còn được gọi là sông Đăk Krông. Tính từ chỗ hợp lưu của sông Krông Ana, sông Krông Nô tới cửa sông nó dài 406 km[1], trong đó đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam dài khoảng 126 km, đoạn chảy qua Campuchia dài khoảng 281 km.

Vị trí địa lý

Nằm ở phía Tây Trường Sơn, con sông này chảy sang đất Campuchia trước khi nhập vào sông Mê Kông để sau đó con sông lớn này trở lại Việt Nam. Sông được hình thành hoàn toàn trên địa phận Đăk Lăk và được hợp thành từ hai dòng sông nhỏ là sông Krông Ana, sông Krông Nô (sông Mẹ và sông Bố). Sông chảy qua các huyện Krông Ana, Buôn Đôn và Ea Súp của Đăk Lăk. Vừa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Serepôk được bổ sung thêm nguồn chảy dồi dào từ dòngsông Ea H'leo. Sông Serepôk nhập vào sông Mekong sát Stung Treng, tỉnh Stung Treng. Trước khi nhập vào, nó còn nhận nước từ sông Sesan và sông Sekong (hai sông này cũng có nguồn trên lãnh thổ Việt Nam).

Đặc điểm


Sông Sêrêpôk, đoạn chảy quaBản Đôn, Việt Nam.
Sông Serepôk dài 406 km và có nhiều thác ghềnh hùng vĩ còn tương đối hoang sơ như: thác Trinh Nữ, thác Đray Sáp, thác Đray Nu, thác Đray H'linh, thác Gia Long, thác Bảy Nhánh... là những điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch.
Do dòng sông rất dài, được hợp bởi nhiều con sông, suối nhỏ bắt nguồn và được nuôi dưỡng trong những cánh rừng đại ngàn nên dòng sông này có lưu lượng nước rất lớn, hệ sinh thái của sông cũng rất phong phú và đa dạng, tạo nên một nguồn lợi to lớn về thủy sản và thủy điện. Ở đây có các loài cá đặc sản như cá lăng và đặc biệt là cá mõm trâu, (loài cá nhiều người vẫn đinh ninh là cá anh vũ tiến vua).
Cuối thế kỷ 19, khi đường bộ còn chưa phát triển, sông Sêrêpôk là một trong những đường giao thương quan trọng trong vùng.Người Lào và Cao Miên thường đi thuyền ngược dòng sông để đến buôn bán, trao đổi hàng hóa với vùng cao nguyên Đắk Lắk của Việt Nam. Bản Đôn ngay từ ngày ấy đã trở thành một thương cảng sầm uất; nơi đây lúc ấy có thể ví như Hội An của Đà Nẵng hay Phố Hiến - Hưng Yên.
Người Lào khi đến đây buôn bán đã định cư ở đây rất đông, góp phần xây dựng lên một Bản Đôn nổi tiếng với những bản sắc văn hóa đặc trưng như hôm nay.

Tình trạng khai thác hiện tại


Những công trình thủy lợi đã lấy nước của sông Sêrêpôk tưới cho những cánh đồng lúa như thế này ở vùng cao Tây Nguyên.

Serepôk là nguồn cung cấp thủy sản quan trọng cho dân cư địa phương
Sêrêpôk là nguồn nước mặt quan trọng của Đắk Lắk. Tuy nhiên, dòng sông đang ngày càng trở nên hung dữ và hay thay đổi. Đây chính là hậu quả tất yếu của tình trạng phá rừng làm nương rẫy diễn ra lan tràn trên thượng nguồn và dọc hai bên bờ sông. Việc khai thác quá mức dòng chảy của sông Sêrêpôk và các chi lưu của nó cũng là điều làm nhiều người phải quan ngại đến hệ sinh thái mỏng manh của dòng sông. Dọc theo dòng sông, hiện tại đã có rất nhiều các công trình thủy điện mọc lên với mật độ dày như thủy điện Krông Kma (Krông Bông), thủy điện Buôn Kuôp (Krông Ana), Đray H'linh 1, Đray H'linh 2 (Cư Jút), Buôn Tou Srah(Lăk), Srepôk 3 (Buôn Đôn)... Các công trình thủy lợi chặn dòng như Easup Thượng, Easup Hạ...cũng góp phần làm cá sông bị ảnh hưởng nặng nề đến tập tính sinh sản. Ngoài ra, tình trạng đánh bắt cá bừa bãi và bằng các hình thức tàn sát như dùng xung điện, lưới điện, lưới vét, thuốc nổ... Chất thải từ các khu công nghiệp Hòa Phú (Đắk Lắk), Tâm Thắng (Đắk Nông) được xây dựng ngay bên bờ sông cũng góp phần làm nguồn lợi thủy sản của dòng sông bị ảnh hưởng và ngày càng thêm cạn kiệt nhiều loài đang lâm vào tình trạng nguy cấp. Ngay trong thời điểm hiện tại, cá lăng và cá mõm trâu, những loài cá đặc sản của dòng sông khi xưa vốn rất dồi dào nay đã trở nên hiếm hoi...

Tai nạn

Vào tối ngày 17 tháng 5 năm 2012, một xe khách đi theo hướng Buôn Ma Thuột -Thành phố Hồ Chí Minh đã tông vào lan can cầu Sêrêpôk trên quốc lộ 14 rồi rơi xuống sông Sêrêpôk. Vụ tai nạn đã làm hơn 30 người thiệt mạng và hơn 20 người bị thương.[2]

Sông Sêrêpôk trong văn nghệ

Sông Sêrêpôk với tên gọi địa phương ở Đăk Lăk là sông Đăk Krông được nhắc đến trong bài hát nổi tiếng "Sông Đăk Krông mùa xuân về" của Tố Hải:
Đăk Krông ơi, Tây Nguyên ơi!/ Cái suối đổ về sông, cái sông ra biển lớn./ Ta nối tấm lòng dân bằng tình yêu cách mạng, đi suốt Truờng Sơn xanh, nghe dòng sông chảy mãi./ Đăk Krông ơi, dòng sông xanh thắm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Recent Posts