Núi Nghiêu Sơn Lĩnh (Cao Bằng)


Sau khi Trần Dụ Tông mất, nhà Trần suy vong. Hồ Quý Ly cướp ngôi vua, lập ra nhà Hồ. Quý Ly có nhiều chính sách cải cách đất nước không hợp với lòng dân. Lòng dân đã ly tán, nay ly tán thêm. Phong kiến phương Bắc là, nhà Minh lợi dụng điều đó cướp nước ta. Chúng đặt ách đô hộ tàn bạo. Chúng tiến chiếm Cao Bằng, đến đâu cướp phá tàn bạo, giết người, cướp của; nhân dân cả nước phẫn nộ, nhất tề đứng lên đánh giặc cứu nước.

Ở Cao Bằng có 2 hào trưởng đó là Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái kết bạn từ lâu - đứng ra tụ tập dân chúng trong miền đánh giặc. Nông Đắc Thái giỏi việc cung nỏ, có đội quân hàng trăm người, bắn trăm phát trăm trúng. Bế Khắc Thiệu giỏi việc quân, được tôn làm chủ tướng, bàn và chọn dãy núi Nghiêu Sơn Lĩnh làm nơi đóng quân, luyện quân đánh giặc; chọn vùng Phúc Tăng - Kỳ Chỉ làm hậu phương sản xuất lương thực nuôi quân và là nơi dấu quân. Hàng nghìn trai tráng theo cờ khởi nghĩa đánh giặc.

Vùng núi Nghiêu Sơn Lĩnh thuở đó cây cối âm u rậm rạp, là một dải núi nằm bên bờ hữu ngạn sông Bằng Giang. Có 2 ngọn núi cao là Khau Thước ở phía đông, Khau Khiêu ở phía tây. Chen giữa 2 ngọn núi là những khe sâu, có dải đồi trải rộng đến thành Nà Lữ, địa thế rất hiểm trở. Bế Khắc Thiệu cho san ngọn núi Khau Thước - mặt núi trở nên bằng phẳng có chiều dài gần 500 m, chiều rộng gần 100 m để dựng nhà kiên cố làm nơi trú quân, luyện quân.



Ngày nay còn di tích, có 2 đường lũy chính chạy dài hai phía quanh núi, chân thành rộng 15 m, thành cao 5 m. Ngọn Khau Khiêu cao ngất làm tiền tiêu quan sát giặc thù. Lại cho dân chúng và nghĩa binh khai phá đất đai vùng Phúc Tăng, Kỳ Chỉ thành ruộng rẫy cấy lúa, trồng ngô, lấy lương thực nuôi quân, dân. Dulichgo

Bế Khắc Thiệu nhiều lần đem quân vây thành Nà Lữ. Quân Minh nao núng, trốn hết về đóng ở Mộc Mã (thị xã Cao Bằng ngày nay). Nhiều lần, quân Minh đến vây thành Khau Thước, bị đội quân cung nỏ của Nông Đắc Thái bắn diệt nên chúng rất sợ hãi. Quân giặc thiếu lương ăn đã cướp thóc lúa, trâu bò, lợn của dân chúng. Nghĩa binh, dân chúng hợp lực đánh chặn lại. Chúng bỏ chạy, Bế Khắc Thiệu cho lập các dẻ như làng chiến đấu làm nơi giấu lương thực, trâu bò, tránh ẩn cho phụ nữ, người già, trẻ em, có dân quân bảo vệ phòng khi kẻ thù kéo đến cướp phá.



Giặc Minh lại cho tăng quân đến một vệ (50.000 người) đóng khắp nơi, trở lại chiếm thành Nà Lữ. Quân giặc càng đông, càng thiếu lương thực. Chúng khốn đốn, xin đến đàm phán với Bế Khắc Thiệu nhưng bị từ chối. Một đêm cuối thu năm Bính Ngọ (1426), tướng giặc Trình Dương đem đại quân, có kẻ gian dẫn đường, từ thành Nà Lữ, vượt qua Kẻ Chẵng, Roỏng Nguổc men theo chân núi phía tây của ngọn núi Khau Khiêu, tiến vào thung lũng Nà Khuổi, có ý định đánh tập hậu vào doanh trại nghĩa quân ở Khau Thước. Nghĩa quân phát hiện, báo cáo lên chủ tướng, Bế Khắc Thiệu cho quân mai phục dầy đặc hai ven núi thung lũng Nà Khuổi. Dulichgo



Khi quân địch lọt vào trận địa, Bế Khắc Thiệu phát lệnh tấn công, quân thù không kịp trở tay chết như rạ, kêu la thất thanh, tiếng khóc vang động cả khe thung lũng Nà Khuổi. Tướng Trình Dương rất sợ tay cung nỏ của Nông Đắc Thái, mặc áo giáp, đeo mặt na chỉ còn hở ra 2 con mắt, lọt vào trận địa, Nông Đắc Thái phát hiện, bật dây cung, một mũi tên xuyên thẳng vào mắt phải của Trình Dương, quân Minh dìu Trình Dương ra khỏi trận địa... Trời sáng, nghĩa quân thu dọn chiến trường, mới biết kẻ thù bị giết đến 4.000 tên. Xác giặc ngổn ngang, máu giặc chảy đỏ cả dòng suối Nà Khuổi. Nghĩa quân truy giặc đến thành Nà Lữ... Thành đã bỏ ngỏ, quân giặc đã trốn hết. Nhiều tin túc đưa về, quân địch đã trốn hết về nước. Cuối mùa thu năm 1426, Cao Bằng đã sạch bóng quân thù, hoàn toàn giải phóng.



Bế Khắc Thiệu xưng làm Châu Mục cai quản miền đất Cao Bằng; Nông Đắc Thái được coi việc quân. Nhớ công lao của Bế Khắc Thiệu, dân chúng đổi tên Khau Thước thành tên Khau Khắc Thiệu.

Nay ngọn núi này trong dải núi Nghiêu Sơn Linh nằm sừng sưng giữa lòng máng sông Bằng Giang. Là giao điểm của ba xã: Hồng Việt, Hoàng Tung, Bế Triều. Nghiêu Sơn Lĩnh là một thắng cảnh, một di tích lịch sử đáng ghi nhớ.

Theo E-cadao.com, ảnh internet
Du lịch, GO!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Recent Posts